“Ăn sáng xong, mẹ sẽ nghĩ trò gì chơi với con, dạy con viết chữ, vẽ tranh, tập yoga… Nói chung, cả ngày chỉ có 2 mẹ con cùng nhau ăn, ngủ, chơi. Mặc dù thu nhập không được như trước nhưng tôi cảm thấy đây cũng là cơ hội thảnh thơi hiếm có để có thể dành thời gian cho con”.
Giống như chị Trang, cuộc sống của gia đình chị Ánh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng thay đổi đáng kể kể từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16.
Hai vợ chồng chị đều làm công việc văn phòng nên công ty chỉ yêu cầu lên cơ quan 1 buổi/tuần, còn lại anh chị làm việc ở nhà.
“Con gái về quê ngoại, vì dịch chưa lên được nên ngoài thời gian làm việc, 2 vợ chồng khá rảnh rỗi. Cả tuần tôi chỉ đi chợ hoặc siêu thị 1 lần, nếu thiếu gì tôi xuống mấy siêu thị tầng 1 mua thêm”.
![]() |
Anh Huy có nhiều thời gian vào bếp hơn từ khi được làm việc tại nhà. |
Những bữa ăn gia đình cầu kỳ hơn ngày thường một chút. |
Chị Ánh cho biết, vì ở chung cư nên việc mua bán cũng rất tiện. Trên hội cư dân nhà chị có bán đủ các mặt hàng, từ đồ ăn nấu sẵn cho đến các mặt hàng gia dụng, đồ ăn tươi sống.
“Nhưng từ khi dịch bệnh căng thẳng hơn, chúng tôi thống nhất người bán sẽ treo hàng ngoài cửa, bấm chuông cho chủ nhà biết để ra lấy rồi về luôn. Hai bên không tiếp xúc trực tiếp, sau đó người mua sẽ thanh toán tiền hàng bằng cách chuyển khoản sau” - chị Ánh chia sẻ.
Cũng nhờ khoảng thời gian này, vợ chồng chị có thời gian để “bày vẽ” một số món ăn cầu kỳ hơn cho gia đình mà trước đây chị ít khi có thời gian để làm.
Anh Huy chồng chị cũng phải thích nghi với cuộc sống mới khi không được ra khỏi nhà như trước đây. Mọi khi, chiều nào anh cũng ra ngoài chạy bộ quanh khu dân cư vài cây số, nhưng bây giờ anh chọn những bài tập tại chỗ. “Mấy ngày đầu cũng bí bách khó chịu lắm, nhưng dần cũng quen” - chị Ánh kể.
![]() |
Thói quen chạy bộ của anh Huy được thay bằng những bài tập tại chỗ. |
Với vợ chồng trẻ - anh Tuấn, chị Hoài (Hà Đông, Hà Nội), khoảng thời gian này hoá ra lại là quãng thời gian lý tưởng để học cách chi tiêu tiết kiệm.
Trước dịch, cặp đôi thỉnh thoảng cũng lười nấu nướng nên hay gọi đồ ăn online, mỗi lần mất 100-200 nghìn đồng. Nhưng bây giờ, hoàn cảnh bắt buộc phải tự nấu ăn hoàn toàn nên cứ cuối tuần chị Hoài lại ra chợ đầu mối gần đó mua đồ ăn cho cả chục ngày. Với 200 nghìn đồng/bữa như trước thì bây giờ chị có thể mua thức ăn được cho 2-3 ngày.
“Hồi chưa dịch, 2 vợ chồng lười nấu đồ ăn sáng lắm, toàn ngủ dậy muộn rồi mua đồ ăn sáng ở ngoài. Mỗi tháng cũng tốn từ 1 đến 1,5 triệu tiền ăn sáng. Bây giờ thì tiện làm đồ ăn tối hôm trước, làm dư ra để sáng hôm sau nấu ăn nên khá tiết kiệm. Nói chung dịch bệnh làm thu nhập cắt giảm, nhưng ngược lại chúng tôi biết cách chi tiêu tiết kiệm hơn nên cũng không quá khó khăn về mặt tiền bạc”.
![]() |
Để hạn chế ra ngoài, chị Hoài đi siêu thị 1 lần mua thực phẩm cho 1 tuần. |
Mới cưới nhau được tròn 7 tháng, thời gian này cũng là cơ hội để vợ chồng trẻ bù đắp cho tuần trăng mật chưa thể thực hiện vì công việc bận rộn.
Chị Hoài cho biết, đây là lần đầu tiên 2 vợ chồng được ở nhà cùng nhau 24/24. “Đợt này giống như trăng mật tại gia - hai đứa cố gắng giải quyết xong hết việc trong giờ hành chính để tối đến ngồi đàn hát cho nhau nghe.
Chồng tôi còn đầu tư cả thiết bị chiếu phim lên tường để tối đến cùng nhau xem phim. Nghỉ dịch nên làm gì 2 đứa cũng làm cùng nhau - vợ nấu cơm thì chồng ngồi đánh đàn cổ vũ, còn chồng rửa bát thì vợ sẽ bật nhạc cho vui”.
“Nói chung, cuộc sống giãn cách cũng có những niềm vui riêng, chưa đến nỗi tệ lắm” - chị Hoài chia sẻ.
Đăng Dương
Đại dịch đặt chúng ta vào những tình huống đầy thử thách, nhưng cũng là dịp để bản thân học cách thích nghi, thay đổi theo mọi thứ và hài lòng với những gì có thể.
" alt=""/>Muôn kiểu thích nghi với cuộc sống giãn cách của người Hà NộiCuối tuần vừa rồi, tôi vừa tức vừa bật cười khi đọc tin "Giận chồng, vợ treo mình ngoài ban công chung cư ở Hà Nội" đăng trên báo VietNamNet. Sự thật là mùa giãn cách kéo dài khiến đôi khi tôi cũng muốn "phát hỏa" cùng ông xã!
Trong cuộc sống bình thường, tôi biết lắm chị em cứ than thở có quá ít thời gian ở bên chồng con, bạn trai. Nhưng mùa "giãn cách" kéo dài vì tình hình dịch bệnh phức tạp lại khiến chị em "ngấy" tận cổ. Con léo nhéo bên cạnh, chồng chẳng chịu động chân tay giúp đỡ việc nhà, "đối tác" ở bẩn khác hẳn vẻ hào nhoáng mọi khi... Vậy phải làm sao để không "phát ngán" vì nửa kia suốt thời gian dài làm việc tại nhà?
1. Anh việc này, em việc kia
Dù cuộc sống bình đẳng tới đâu, tư tưởng "việc nhà là của vợ" vẫn ăn sâu, bén rễ trong tâm trí nhiều quý ông Việt. Nhưng chồng đi làm, vợ cũng có công việc của mình. Khi ở nhà thì nên chia sẻ công việc với nhau, như thế vừa giảm bớt gánh nặng cho chị em vừa tạo nên những gắn kết chung.
Gia đình tôi có một "lịch công tác" rất cụ thể. Khi tôi chuẩn bị bữa sáng, ông xã tranh thủ tưới cây, cọ WC... Lúc tôi thay quần áo cho các con thì anh ấy rửa bát. Tôi giặt giũ, gấp đồ, mấy bố con sẽ hò nhau dọn nhà, lau nhà... Cứ thế, cả nhà rộn tiếng cười mà công việc cũng cứ trôi bay.
2. Những bữa cơm "đổi gió"
Hàng quán đóng cửa hoàn toàn chính là cơ hội để các bà nội trợ trổ tài đảm đang. Cả nhà tôi 4 người thường ngồi cùng nhau vào cuối tuần và lên thực đơn cho tuần mới. Mỗi người góp 1 ý kiến theo sở thích, thế là có ngay thực đơn vô cùng phong phú.
Những bữa "đổi gió" thật ra chẳng có gì đặc biệt nhưng thay vì ăn phở buổi sáng, nhà tôi sẽ dùng vào bữa tối. Buổi sáng đôi khi lại là cơm thịt kho tàu, canh chua... Hơi lách cách và chẳng giống ai nhưng cả nhà đều vui và chờ đón thực đơn đúng kiểu "chỉ nhà mình mới thế"!
3. Cuối tuần hạnh phúc
Buổi tối, vợ chồng tôi thường tranh thủ thời gian dạy con học hoặc chơi đùa cùng chúng. Khi lũ trẻ ngủ, bố mẹ lại vội vã hoàn thành deadline (hạn chót) công việc hoặc chuẩn bị đồ ăn cho ngày hôm sau.
Tuy nhiên, từ tối thứ 6, chúng tôi thống nhất dành thời gian để "hâm nóng" gia đình. Công việc sẽ được hoàn thành trước 18h00. Sau đó, cả nhà cùng thưởng thức bữa tối đặc biệt theo yêu cầu của lũ trẻ và cùng xem một bộ phim thú vị nào đó.
Chúng tôi đã xem được 2 phần Home Alone hài hước, xem Gia đình siêu nhân, Minion... với bỏng ngô homemade ròn rụm, Coca mát lạnh... - hệt như đang ở rạp chiếu phim.
Lũ trẻ ngủ thì 2 vợ chồng cũng tự "F5" một chút bằng bộ phim lãng mạn hay đơn giản là ôm chặt nhau và thả mình trong tiếng nhạc giữa bóng đêm yên ả.
4. Tận hưởng không gian riêng
Dù hầu hết thời gian là làm việc tại nhà nhưng đôi khi ông xã và chính tôi vẫn phải tới cơ quan để giải quyết một số công việc. Đó chính là khoảnh khắc để chúng ta thoải mái tận hưởng không gian riêng.
Vẫn một cung đường từ nhà tới cơ quan nhưng bạn có thể đi chậm lại một chút và đừng quên 5K nghiêm túc nhé!
Để không "ngấy" nhau thì có rất nhiều cách, nhưng quan trọng nhất là cả hai vợ chồng cùng hào hứng và nhiệt tình "thổi lửa". Chúc các bạn luôn hạnh phúc dù ngày nào cũng phải đối mặt 24/24.
Độc giả Anh Quỳnh
Thay vì ngồi than phiền, lo lắng, chị Lips học cách thay đổi bản thân, suy nghĩ tích cực, nói lời yêu thương nhiều hơn để biến 6 tháng giãn cách trở thành khoảng thời gian ý nghĩa.
" alt=""/>Ở nhà mùa giãn cách: Làm gì để vợ chồng không chán nhauDòng “status” trên nhận được hơn 6500 người thích và hơn 400 lượt chia sẻ củacộng đồng mạng. Một bạn có nick-name Liên Trần bày tỏ: “Đôi khi chỉ cần một lờihỏi thăm của con nơi xa là cha mẹ đã yên lòng rồi , các bạn nếu ở xa thì hãyluôn gọi điện thoại để hỏi thăm ba mẹ mình nhé”.
Hay lời chia sẻ: “Đôi khi tình yêu của Cha thể hiện bằng cách khác… Mấy ai biếtrằng vị mặn cũng là vị của yêu thương. Con yêu Cha!” được đăng trên tườngfanpage của thầy giáo "hot boy" đã nhận được hơn 8000 người thích và 500 lượtshare.
Thầy Khắc Hiếu tâm sự: “Trong gia đình, người đàn ông ít biểu lộ tình cảm,thương con để trong lòng. Vì vậy mà nhiều người con không hiểu và nghĩ rằng chakhông thương yêu mình. Từ đó, sự quan tâm đối với cha ít đi.
Khi ở nhà, đa số con cái cũng thường tâm sự chuyện trò cùng mẹ, nhưng không cónghĩa là Cha không cần con gần gũi sẻ chia... Đi học xa, con ít khi nào gọi hỏithăm Cha. Nhưng con cái cũng ít biết rằng cha sẽ rất ấm áp dù chỉ được nghe mộtcâu hỏi thăm và dù là ngắn ngủi”.
Người cha yêu thương theo cách của mình, không phải họ nghiêm khắc, kỷ luật làNgười không yêu bạn. Mà người cha luôn để người con tự đứng dậy sau những sailầm vấp ngã bằng chính đôi chân của mình. Đó có thể là sự lạnh lùng nhưng đó làđiều giúp người con tự lập!
Thay cho lời kết, ThS Khắc Hiếu nhắn nhủ: “Cha mẹ đều yêu thương con, nhưng cáchbiểu hiện khác nhau mà thôi. Đừng bỏ quên hay bỏ rơi một trong hai đấng sinhthành thiêng liêng nhất của mỗi con người”.
Cùng xem bộ ảnh "gây sốt" xúc động mang ý nghĩa lớn. Mỗi bức ảnh chứa đựngthông điệp gửi đến độc giả:
(Theo NĐT)
" alt=""/>Bộ ảnh về người cha khiến cư dân mạng rơi nước mắt